0 0
0
No products in the cart.

Xe đạp bị nặng đạp. Cách làm cho xe đạp chạy nhanh hơn.

Xe đạp bị nặng đạp là một trong những vấn đề phổ biến nhất. Để khắc phục tình trạng này cần áp dụng một số mẹo mà không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết giúp xe đạp chạy nhanh hơn một cách hiệu quả và dễ làm.
 

1. Nguyên nhân:

Xe đạp bị nặng đạp thể do một vài nguyên nhân như: 
Xe đang đi bó thắng
Các linh kiện sử dụng đã quá lâu
Áp suất trong vỏ xe
Phuộc nhún,...

xe-dap-bi-nang-dap (2)

Ảnh: Nguyên nhân khiến xe đạp bị nặng đạp
 

2. Một số cách làm cho xe đạp chạy nhanh hơn.

1. Hạn chế bó phanh

Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho xe của bạn bạn trở nên nặng nề khi đạp. Khi má phanh bị ma sát với đĩa. Điều này khiến bạn đạp bị tốn sức rất nhiều. 
Cách làm cho xe đạp đạp nhẹ hơn là: Bạn hãy kiểm tra bằng thao tác nâng bánh xe lên và cho quay tự do. Nếu bánh xe chỉ quay được vài vòng rồi dừng lại thì bạn cần xử lý vấn đề này. Tránh gây hao tổn sức lực cũng như ảnh hưởng đến tốc độ của xe mỗi khi đạp. 
Bạn hãy điều chỉnh má phanh được thẳng hàng, ngay ngắn mà không được cọ xát với phần đĩa hoặc vành bánh xe. 

xe-dap-bi-nang-dap (4)

Ảnh: Hạn chế bó phanh

2. Siết chặt ốc

Một chiếc xe được sử dụng trong thời gian dài mà không bảo dưỡng thường xuyên rất dễ rơi vào tình trạng lỏng lẻo, cong lệch. Vì vậy, hãy kiểm tra các vị trí ốc trên xe và siết chặt chúng lại. 
Điều này vừa đảm bảo an toàn cho bạn, vừa giúp chiếc xe hoạt động hiệu quả và nhanh hơn. 
Đồng thời, bạn không được bỏ qua các bộ phần cần được bôi trơn thường xuyên theo định kỳ. Dây cáp phanh và dây cáp đề cũng cần được cố định và bôi trơn đúng cách. 

xe-dap-bi-nang-dap (6)

Ảnh: Siết chặt ốc
 

3. Nâng cấp bánh xe 

Một trong những cách làm cho xe đạp chạy nhanh hơn đó là nâng cấp bánh xe.
Bánh xe có vành xe được làm bằng vật liệu chắc chắn và nhẹ sẽ chạy nhanh hơn. Thêm vào đó, vòng bi được nâng cấp hiện đại hơn cũng có vai trò quan trọng giúp khắc phục tình trạng xe đạp bị nặng đạp. 
Bạn có thể xem xét thay thế bánh xe có vành bằng hợp kim nhôm hoặc cao cấp hơn là cacbon. Từ đó, xe của bạn cũng sẽ hoạt động êm ái và nhẹ nhàng hơn. 

xe-dap-bi-nang-dap (1)

Ảnh: Nâng cấp bánh xe 

4. Điều chỉnh phuộc nhún

Tốc độ phản hồi của phuộc nhún cũng là yếu tố bạn cần quan tâm để khắc phục tình trạng xe đạp bị nặng đạp. Khi xe đi nhanh, phuộc nhún cần phản xạ nhanh hơn. Nhưng nếu nó hoạt động quá chậm sẽ khiến sẽ khiến xe trì trệ khi vượt địa hình xấu và chạy chậm hơn. 
Cách khắc phục là bạn cần phải trải nghiệm nhiều lần chiếc xe của mình trên các đoạn đường quen thuộc. Rồi cảm nhận độ bật và điều chỉnh dần dần phuộc nhún đến mức tối ưu nhất theo mong muốn của bạn. 

xe-dap-bi-nang-dap (5)

Ảnh: Điều chỉnh phuộc nhún

5. Đảm bảo áp suất lốp tốt

Nếu lốp xe đạp thể thao của bạn có áp suất thấp khiến xe đạp bị nặng đạp, dẫn đến mất sức nhiều hơn. 
Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra áp suất lốp và điều chỉnh cho phù hợp. Bạn cần căn cứ vào địa hình thường xuyên di chuyển, chất liệu vành và vỏ xe, cách bạn đạp xe, cân nặng, nhiệt độ... để quyết định mức áp suất lốp phù hợp. 

Lốp xe đạp thành phố thường là từ 50 - 70 psi, xe đạp đường trường là 80 đến 130 psi và xe đạp leo núi từ 25 - 35 psi. Bạn nên thử chạy xe ở nhiều mức áp suất khác nhau để tìm ra con số áp suất phù hợp nhất cho mình. 

xe-dap-bi-nang-dap (3)

Ảnh: Đảm bảo áp suất lốp tốt

 

3. Lưu ý cần nhớ để bảo quản bàn đạp đúng cách

 

Để bảo quản bàn đạp của xe đạp đúng cách, bạn cần nhớ những lưu ý sau:

  • Vệ sinh định kỳ: Bạn nên vệ sinh bàn đạp sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ bụi bẩn, cát và dầu mỡ tích tụ. Sử dụng một bàn chải mềm và nước xà phòng nhẹ để làm sạch các bộ phận bàn đạp. Sau đó, lau khô hoàn toàn trước khi sử dụng hoặc lưu trữ.

  • Kiểm tra và bảo trì: Định kỳ kiểm tra và bảo trì để đảm bảo phụ tùng xe đạp hoạt động tốt. Kiểm tra đường bi và đảm bảo chúng không bị rỉ sét hoặc hỏng hóc. Nếu cần thiết, bôi trơn đường bi với dầu bò hoặc mỡ đặc biệt để giữ cho chúng hoạt động mượt mà.

xe-dap-bi-nang-dap-1
Ảnh: Kiểm tra và bảo trì

  • Bảo quản trong môi trường khô ráo: Để tránh rỉ sét và hư hỏng, hãy bảo quản bàn đạp trong một môi trường khô ráo và thoáng mát. Tránh tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao để tránh gỉ sét và hư hỏng.

  • Sử dụng bảo vệ bàn đạp: Để bảo vệ bàn đạp khỏi bụi bẩn và tác động ngoại lực, hãy sử dụng bảo vệ bàn đạp hoặc tấm che bên ngoài khi không sử dụng xe đạp.

  • Kiểm tra đinh và vít: Định kỳ kiểm tra và siết chặt đinh và vít trên bàn đạp để đảm bảo chúng không bị lỏng. Điều này sẽ giữ cho bàn đạp ổn định và an toàn khi sử dụng.

  • Không sử dụng chất tẩy mạnh: Không sử dụng các chất tẩy mạnh hoặc dung dịch hóa chất để làm sạch bàn đạp, vì chúng có thể làm hỏng các bộ phận và sơn bề mặt.

xe-dap-bi-nang-dap-2
Ảnh: Không sử dụng chất tẩy mạnh

Trên đây, là nguyên nhân khiến xe đạp của bạn bị nặng đạp cũng như cách làm cho xe đạp nhẹ hơn. Chúc các bạn áp dụng thành công!

--------------------------------
SIÊU THỊ XE ĐẠP - XE TỐT HƠN - SỐNG KHỎE HƠN
Hotline: 084 5959 888 - 0965 385 888
Website: 
www.sieuthixedap.com
Showroom 1: 102 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Showroom 2: 368 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Showroom 3: Số 9  Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội