1. Nguyên lý hoạt động của phanh xe đạp
Nguyên lý hoạt động chung của phanh xe đạp là khi bóp phanh, lực bóp tác động lên má phanh. Tạo ra ma sát giữa má phanh và bánh xe. Từ đó làm giảm tốc độ của xe.
2.1. Phanh xe đúng nguyên tắc với từng loại xe:
Đối với dòng phanh xe đạp địa hình, xe đường phố, xe đạp gấp: Khi phanh bạn nên sử dụng kết hợp cả phanh trước và phanh sau.
Riêng đối với dòng xe đạp đua: Do người lái di chuyển với tốc độ cao, nên dùng phanh sau, rồi mới dùng phanh trước. Cách này giúp người lái không bị lật người ra phía trước vì phanh gấp.
2.2. Bóp xe đạp bằng ngón trỏ:
Khi di chuyển, đặc biệt là trên những đoạn đường gồ ghề, hiểm trở. Lúc này, đòi hỏi bạn phải vững tay lái để giữ thăng bằng. Sử dụng ngón trỏ để bóp xe đạp, giúp tay lái bạn chắc chắn và vững vàng hơn. Đồng thời linh hoạt xử lý các tình huống khẩn cấp nhanh hơn.
2.3. Hạ thấp người và giữ tay phanh ở chỗ rẽ:
Hạ thấp người và giữ tay phanh xe đạp ở chỗ rẽ cua là một kỹ thuật bạn cần chú ý. Điều này giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn và an toàn hơn. Khi gần đến khúc cua, hãy chuẩn dần tay xuống vị trí bẻ cong xuống ở tay lái. Điều này, vừa giúp bạn hạ trọng tâm cơ thể thấp hơn, vừa giúp việc sử dụng phanh xe đạp dễ dàng và an toàn hơn.
Sau khi qua khúc cua, lấy lại tư thế ngồi thoải mái nhất và giữ xe ở tốc độ di chuyển như mong muốn của bạn.
2.4. Đẩy trọng lượng cơ thể lại sau khi phanh xe:
Phanh xe làm cho lực được dồn chủ yếu và bánh trước lên đến 70% trọng lượng cơ thể. Do đó, việc kiểm soát vận tốc hay dừng đỗ xe là điều khó khăn để thực hiện vào lúc này. Do đó, sau khi phanh xong, hãy đẩy trọng lượng cơ thể về phía sau để lấy lại trạng thái cân bằng cho bạn và xe đạp.
3.1. Phanh xe đạp ở đường ẩm ướt:
Sử dụng thắng xe đạp dưới điều kiện trời mưa, mặt đường ẩm ướt là điều khá khó khăn. Vì nó làm giảm hiệu quả giảm tốc do ma sát giảm. Do đó, hãy phanh sớm hơn với một lực bóp nhẹ nhàng hơn. Để xe giảm tốc độ từ từ.
3.2. Trường hợp phanh gấp:
Phanh gấp thường được sử dụng khi đang di chuyển bạn đột ngột phát hiện một chướng ngại vật phía trước. Do đó, khi phanh gấp trong trường hợp này, bạn nên hạ thấp người và dồn lực về phía sau, để dừng xe lại một cách an toàn.
3.3. Tránh trượt bánh:
Với nhiều người, khi phanh xe đạp thường xuyên gặp tình trạng bị trượt bánh, dẫn đến mất thăng bằng và té ngã. Để hạn chế tình trạng này, cần ghi nhớ kỹ thuật phanh xe đối với từng loại xe trong từng trường hợp. Đặc biệt là nên thường xuyên kiểm tra tình trạng lốp xe và thay mới khi lốp xe đã quá mòn.
Trên đây là một số thông tin của Siêu thị xe đạp hướng dẫn bạn cách phanh xe đạp đúng kỹ thuật và an toàn. Chúc các bạn áp dụng thành công và có những chuyến đi ý nghĩa cùng chiếc xe đạp yêu thích của mình.
Siêu thị xe đạp là hệ thống phân phối xe đạp chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Chúng tôi luôn có sẵn hàng với mẫu mã khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Đến ngay Siêu thị xe đạp bạn nhé!
---------------------------------------------------
SIÊU THỊ XE ĐẠP - XE TỐT HƠN - SỐNG KHỎE HƠN
Hotline: 084 5959 888 - 0965 385 888
Website: www.sieuthixedap.com
Showroom 1: 102 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Showroom 2: 368 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Showroom 3: Số 9 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
Thẻ: tay phanh xe đạp thắng xe đạp xe đạp thắng đĩa phanh xe đạp địa hình xe đạp phanh đĩa phanh cơ xe đạp
09-09-2024 by Siêu thị Xe đạp
22-08-2024 by Siêu thị Xe đạp