0 0
0
No products in the cart.

Phanh niềng là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của phanh niềng

Phanh niềng, còn được gọi là phanh vành, là một loại hệ thống phanh được sử dụng phổ biến trên xe đạp. Phanh niềng thường được ưa chuộng vì thiết kế đơn giản, dễ bảo trì và hiệu quả trong điều kiện khô ráo. Để hiểu rõ hơn về phanh niềng là gì mời bạn bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây với những chia sẻ từ Siêu Thị Xe Đạp.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh niềng

Như đã nói ở trên, phanh niềng là một hệ thống phanh rất phổ biến với xe đạp và được lựa chọn sử dụng nhiều. Loại phanh này có cấu tạo đặc biệt cùng nguyên lý hoạt động đơn giản mang lại hiệu quả sử dụng cao. Cụ thể:

Cấu tạo của phanh niềng

Bộ phanh vành gồm bốn thành phần chính là tay phanh, dây cáp, bộ thắng và vành xe. Mỗi bộ phận đều có đặc điểm riêng, cụ thể:

  • Tay Phanh: Đây là phần mà người điều khiển xe sử dụng để kích hoạt hệ thống phanh. 

  • Dây Cáp: Dây cáp nối tay phanh với bộ thắng. Khi tay phanh được kéo, dây cáp truyền lực từ tay phanh đến bộ thắng. 

  • Bộ Thắng (Má Phanh): Bộ phanh bao gồm các má phanh được đặt gần vành xe. 

  • Vành Xe: Vành xe là bề mặt mà má phanh tiếp xúc trực tiếp. Vành thường được làm bằng kim loại cứng để chịu được lực ma sát và áp lực khi phanh. 

Phanh niềng có cấu tạo gồm tay phanh, dây cáp, má phanh và vành xe

Nguyên lý hoạt động của phanh niềng

Khi người điều khiển xe kéo tay phanh, dây cáp phanh sẽ bị kéo căng, truyền lực đến bộ thắng. Các má phanh trong bộ thắng vành xe làm giảm tốc độ quay của bánh xe, từ đó giúp giảm tốc độ hoặc dừng xe. Quá trình này phụ thuộc vào việc điều chỉnh độ căng của dây cáp và tình trạng của các má phanh cũng như vành xe.

>> Xem thêm:

Ưu nhược điểm của phanh niềng là gì?

Có không ít người đặt ra câu hỏi có nên lắp phanh vành cho xe đạp hay không? Để giải đáp được thắc mắc này mời bạn cùng tham khảo những ưu điểm và nhược điểm của loại phanh này:

Ưu điểm của phanh niềng

  • Nhẹ – Một trong những lợi ích hàng đầu của phanh vành được nhiều người đánh giá chính là trọng lượng nhẹ hơn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang cố gắng tối ưu hóa trọng lượng của chiếc xe đạp. 

  • Dễ sửa chữa hơn – Với thiết kế đơn giản, phanh vành dễ dàng sửa chữa. Nếu gặp sự cố, bạn có thể dừng lại bên lề đường và chỉ cần một chiếc khóa 10 hoặc một cây lục giác, tùy thuộc vào loại xe bạn đang sử dụng. 

  • Dễ bảo dưỡng hơn – Phanh vành có cấu tạo đơn giản và các dụng cụ cần thiết dễ tìm. Bạn có thể tìm hướng dẫn trên YouTube và tự bảo dưỡng phanh xe đạp của mình ngay tại nhà. 

  • Giá thấp – Nếu ngân sách của bạn hạn chế, phanh vành là lựa chọn tiết kiệm. Các bộ phận và phụ tùng của phanh vành có giá thấp hơn do thiết kế đơn giản. 

  • Phanh vành không bị cạ má phanh – Má phanh vành được đặt xa bề mặt phanh hơn, giúp giảm thiểu tình trạng cọ xát. 

Phanh niềng nhẹ, dễ sửa, dễ bảo dưỡng và giá thành thấp

Nhược điểm của phanh niềng

  • Mài mòn vành xe: Phanh vành gây mài mòn cho vành xe do ma sát với các miếng má phanh. Điều này dẫn đến việc vật liệu của vành bị bong ra theo thời gian. 

  • Hiệu suất kém: Khi vành và má phanh bị ướt, chúng có thể trơn trượt, giảm ma sát và hiệu quả phanh. 

  • Tích nhiệt: Trong quá trình xuống dốc dài, ma sát giữa má phanh và vành tạo ra sức nóng. Nhiệt độ cao có thể làm tăng áp suất không khí trong lốp, và nếu quá nóng, có thể dẫn đến việc săm và lốp bị bung ra khỏi vành. 

  • Cần vệ sinh thường xuyên: Bùn, cát và bụi bẩn làm giảm hiệu suất phanh, vì vậy bạn cần phải vệ sinh vành và má phanh thường xuyên. 

  • Má phanh không bền: Má phanh vành thường làm từ vật liệu mềm hơn, dẫn đến việc chúng mài mòn nhanh hơn và cần thay thế thường xuyên hơn.

Lực thắng của phanh niềng thấp, phải vệ sinh thường xuyên

Như vậy, phanh niềng là gì đã được giải đạp rõ ràng qua bài viết với các thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm. Nếu bạn cũng muốn lắp loại phanh này có thể ghé Siêu Thị Xe Đạp để tham khảo, chọn mua hoặc sử dụng dịch vụ lắp đặt.

Quý khách hàng có thể tham khảo các mẫu xe đạp tại website Sieuthixedap.com hoặc mua trực tiếp tại hệ thống cửa hàng: 

  • Showroom 1: Số 368-370 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Hotline: 0845959888 

  • Showroom 2: Số 102 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Hotline: 0939105689 

  • Showroom 3: Số 9 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội

  • Hotline: 0976061919