0 0
0
No products in the cart.

Điểm danh những chấn thương hay gặp khi đạp xe cần lưu ý

Đạp xe đôi khi sẽ xảy ra một số tai nạn hay gây ra những chấn thương cho cơ thể. Bài viết dưới đây Siêu Thị Xe Đạp sẽ chia sẻ về những chấn thương hay gặp khi đạp xe, bạn có thể tham khảo và lưu ý giúp bảo vệ bản thân tránh rủi ro nhé.

Những chấn thương hay gặp khi đạp xe cần nắm rõ

Khi đạp xe, một vài bộ phận trên cơ thể như đầu gối, lưng, cổ và bàn chân thường phải chịu tác động lớn, dẫn đến những chấn thương. Cụ thể:

Đầu gối

Một trong những chấn thương hay gặp khi đạp xe chính là bị đau đầu gối. Tình trạng này thường xảy ra do ngồi sai tư thế hoặc yên xe không phù hợp với chiều cao cơ thể. Áp lực lớn lên xương đầu gối do dồn lực khi đạp, đặc biệt là trong các trường hợp như đạp mashing, leo đèo và sprint nặng. Tư thế lý tưởng là bàn chân hơi cong khi đạp, không khóa khớp gối. 

Khi đạp xe đầu gối dễ bị chấn thương do chiều cao yên xe không phù hợp

>> Xem thêm:

Đau lưng dưới

Việc căn chỉnh xe đạp không đúng đúng cách, như khoảng cách giữa yên và ghi đông không hợp lý hoặc ngồi cong lưng. Điều này tạo áp lực lên vùng lưng dưới, gây ra đau nhức lan rộng đến mông và chân. 

Gót chân

Chấn thương gót chân cũng là một trong những chấn thương hay gặp khi đạp xe thường do đột ngột tăng cường độ tập luyện, gây áp lực lên gân Achilles. Triệu chứng bao gồm đau nhói, sưng hoặc rách gân. Cần chú ý khi chuyển từ không tập luyện sang hoạt động mạnh. 

Vùng cổ

Đau cổ thường do sử dụng pô tăng quá ngắn hoặc thấp, khiến cổ và vai phải gồng để giữ thăng bằng. Điều này có thể dẫn đến chấn thương đốt sống cổ khi đạp đường dài. Để giảm chấn thương, nên điều chỉnh độ cao ghi đông và giảm khoảng cách giữa yên xe và ghi đông.

Cổ cũng là bộ phận dễ bị chấn thương khi đạp xe

Căng cơ 

Căng cơ là một trong những chấn thương phổ biến nhất với người đạp xe đạp. Việc bị căng nhức cơ là kết quả của việc tập luyện quá sức, dẫn đến tổn thương sợi cơ. Triệu chứng này thường xuất hiện 24 - 48 giờ sau khi đạp. 

Một vài lưu ý tránh gặp chấn thương khi đạp xe

Việc gặp chấn thương khi đạp xe là chuyện rất phổ biến, tuy nhiên để hạn chế tối đa bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Trước khi đạp xe, hãy dành thời gian để khởi động và giãn cơ để giảm nguy cơ chấn thương cơ. Thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp chân, lưng và bụng để hỗ trợ trong quá trình đạp. 

  • Đảm bảo yên xe được điều chỉnh đúng chiều cao và độ nghiêng phù hợp với chiều cao cơ thể. Khi đạp, chân nên hơi cong và không khóa khớp gối. 

  • Ghi đông cần cài ở vị trí phù hợp để giữ cho lưng thẳng và không bị cong. Điều chỉnh khoảng cách giữa yên xe và ghi đông để tránh gây áp lực lên lưng và cổ. 

  • Tăng dần cường độ và thời gian đạp để cơ thể kịp thích nghi, tránh tập luyện quá sức đột ngột. Nếu cảm thấy đau nhức hay không thoải mái, hãy dừng lại kiểm tra tư thế hoặc điều chỉnh cường độ luyện tập. 

  • Mang giày đạp chuyên dụng và các trang bị bảo vệ như mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn. 

  • Đừng giữ một tư thế quá lâu trong khi đạp, hãy thay đổi vị trí tay và tư thế ngồi để giảm áp lực lên các khớp.

Trước khi đạp xe hãy khởi động cơ thể và điều chỉnh xe cho phù hợp

Có thể thấy các chấn thương hay gặp khi đạp xe tương đối nhiều và dễ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ có thêm kiến thức trong việc đạp xe để có một sức khỏe tốt và hạn chế các chấn thương. Nếu bạn cần một chiếc xe đạp chất lượng để hỗ trợ đạp xe hiệu quả đừng quên ghé Siêu Thị Xe Đạp để tham khảo nhé, mọi thông tin xin liên hệ:

  • Showroom 1: Số 368-370 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Hotline: 0845959888 

  • Showroom 2: Số 102 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Hotline: 0939105689 

  • Showroom 3: Số 9 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội

  • Hotline: 0976061919