Khi bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không là thắc mắc nhiều bác sĩ chuyên khoa xương khớp nhận được. Trong bài viết này, Siêu Thị Xe Đạp sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về điều này với sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm nhé.
Đạp xe là một trong những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe, việc đạp xe còn giúp tinh thần thư thái hơn, xả stress rất tốt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đạp xe là môn thể thao phù hợp, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là do nó đảm bảo nguyên tắc sử dụng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống tự nhiên trong quá trình hoạt động.
Khi bạn đạp xe, dây chằng sẽ trở nên linh hoạt hơn, cơ xương cũng mềm mại hơn. Việc này giúp hạn chế tình trạng lắng đọng canxi, làm chậm quá trình vôi hóa một cách tự nhiên.
Chính vì vậy, khi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đạp xe thường xuyên sẽ giúp giảm nhanh tình trạng đau cột sống, đau thắt lưng. Thậm chí nếu tập luyện đúng cách và áp dụng tốt việc điều trị, các cơn đau có thể biến mất hoàn toàn.
>>> Hướng dẫn bạn cách sửa xe đạp bị lệch bánh nhanh nhất.
Như vậy, chúng ta đã trả lời câu hỏi: Bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không. Tuy nhiên trong quá trình đạp xe, bệnh nhân cần chú ý những điều sau đây để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt trong chăm sóc cơ thể và điều trị bệnh nhé.
Tránh đạp xe lên dốc cao, các đoạn đường xấu nhiều khu vực mấp mô. Vì đường xấu có thể khiến xe va chạm, gây tác động lực nghiêm trọng lên cột sống.
Nếu thời tiết xấu hay quanh nhà không có những đoạn đường đẹp, bạn nên đạp xe trong nhà.
Không nên đạp xe với cường độ cao, hãy đạp chậm rãi như đi dạo bộ.
Để làm quen, bạn chỉ nên đạp xe trong vòng 15 - 20 phút sau đó tăng dần cường độ. Tuy nhiên, mỗi lần đạp xe với người bệnh không kéo dài quá 1 tiếng, không đạp xe quá 2 tiếng mỗi ngày.
Khi đạp xe, nên chú ý hít bằng mũi nhẹ nhàng, thở ra bằng miệng để điều hòa nhịp thở một cách hiệu quả.
Đạp xe cần giữ tư thế đúng với lưng thẳng nhưng thoải mái, không gượng ép gồng mình. Đặc biệt, không được cúi đầu, để mông lệch hay lưng vẹo khi đạp xe nhé.
Chọn xe đạp có chiều cao yên và kích thước phù hợp với thể hình. Sau đó điều chỉnh tay lái để mang lại cảm giác dễ chịu nhất nhé.
Cần kiên trì, tập luyện đều đặn để cải thiện sức khỏe từ từ và lâu dài, không nóng vội để mang lại hiệu quả từ từ.
Trong quá trình tập luyện, nếu như thấy bệnh có dấu hiệu bất thường cần dừng lại. Sau đó liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Như vậy, bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng cũng như những việc cần chú ý khi người bệnh thoát vị đĩa đệm tập luyện đạp xe. Có thể nói, đây thực sự là một trong những phương thức tập luyện tuyệt vời cho người bệnh chăm sóc sức khỏe.
Nếu như bạn đang muốn bắt đầu đạp xe, hãy liên hệ ngay với Siêu Thị Xe Đạp để chọn 1 mẫu xe phù hợp. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn xác định tình trạng của mình phù hợp với mẫu xe nào nhất đấy.
Quý khách hàng có thể tham khảo các mẫu xe tại website Sieuthixedap.com hoặc mua trực tiếp tại hệ thống cửa hàng:
Showroom 1: Số 368-370 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0845959888
Showroom 2: Số 102 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0939105689
Showroom 3: Số 9 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0976061919
24-11-2024 by Siêu thị Xe đạp
24-11-2024 by Siêu thị Xe đạp