0 0
0
No products in the cart.

Bà bầu có nên đi xe đạp không?

Theo khảo sát, các chị bầu sẽ cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thời gian ngủ nghỉ hợp lý, bên cạnh đó thì chế độ vận động cũng là vấn đề các chị bầu quan tâm đến. Việc vận động, tập thể dục, đi lại hàng ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự an toàn của bé. Rất nhiều người thắc mắc rằng: “Bà bầu có nên đi xe đạp không?”. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Chú ý đối với bà bầu khi tham gia phương tiện giao thông

An toàn giao thông là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm đến nhưng với bà bầu thì vấn đề này càng quan trọng hơn hết. Với phụ nữ khi mang thai, lời khuyên là nên hạn chế việc di chuyển bằng các phương tiện giao thông, nhất là các phương tiện có tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn cao. Tuy nhiên, không thể tránh vấn đề này bởi bạn vẫn phải đi làm, đi thăm bạn bè, họ hàng,... Do đó, sẽ có một số chú ý với các bà bầu khi tham gia giao thông:
●    Tránh tham gia những cung đường dài và cung đường xấu, không đi phượt khi đang mang thai.
●    Chọn những loại phương tiện ít làm bạn thấy mệt như tàu hỏa, ô tô hoặc máy bay nếu đi xa.
●    Các bà bầu nên hạn chế việc đạp xe đạp đường dài hoặc đạp xe lên xuống dốc.
●    Từ tháng 8 trở đi của thai kỳ, bạn nên hạn chế đi lại bằng bất kỳ phương tiện giao thông nào, không trực tiếp điều khiển xe.

ba-bau-co-nen-di-xe-dap-khong (1)

Chú ý với bà bầu khi tham gia phương tiện giao thông

Vậy bà bầu có nên đi xe đạp hay không?

Đạp xe có thể sẽ khiến các bà bầu tốn nhiều sức, vận động nhiều và gây ảnh hưởng với sự an toàn của bé. Theo như các chuyên gia, đạp xe tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho các bà bầu. Bởi khi mang thai sẽ làm trọng tâm bạn thay đổi phần nào, khiến bạn dễ ngã hơn so với bình thường. 
Khi mang thai, bụng bạn sẽ nặng hơn, khiến áp lực đặt lên lưng lúc ngả người về phía tay lái. Do vậy, các bà bầu nếu muốn đạp xe cần chú ý một số điều sau để không ảnh hưởng đến độ an toàn của bé:
●    Không nên đạp xe liên tục quá 30 phút mà không nghỉ ngơi.
●    Nên bắt đầu đạp xe chậm và có thể tăng dần thời gian đạp xe khi quen hơn.
●    Không chọn loại xe có yên quá cao hay tay lái quá xa bởi như vậy sẽ khiến bạn phải khom lưng và đè lên thành bụng, rất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
●    Không đạp xe trên những đoạn đường nguy hiểm: đường gập ghềnh, đường trơn, lên xuống dốc cao hay đoạn đường có nhiều chướng ngại vật.
●    Tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi để xem xét về thời gian và thời gian đạp xe phù hợp với thai nhi.
●    Nếu bạn có tiền sử sảy thai, động thai thì nên tránh đạp xe kể từ tháng thứ 7 của thai kỳ.
●    Không được đạp quá sức, hãy theo dõi sát sao giới hạn của mình, cung cấp nước và thức ăn khi cần thiết, đồng thời đảm bảo luôn có người hỗ trợ đồng hành bên bạn để tránh mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong quá trình vận động.
●    Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ của bạn khi có bất kỳ thắc mắc liên quan đến sức khỏe của bạn. Bác sĩ chính là người cho bạn những lời khuyên khoa học, chính xác nhất là bạn có nên tiếp tục đạp xe hay nên tạm dừng trong 9 tháng. 

ba-bau-co-nen-di-xe-dap-khong (3)

Vậy bà bầu có nên đi xe đạp hay không?

Những lưu ý đạp xe đạp khi mang bầu

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu hoạt động đạp xe đạp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn và em bé không có vấn đề sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến việc tập thể dục.
  • Chọn xe phù hợp: Chọn một chiếc xe đạp phù hợp với vị trí ngồi thoải mái và dễ điều chỉnh. Xe đạp địa hình hoặc xe đạp có tấm chắn bùn có thể giúp giảm tác động của đường xóc.
  • Điều chỉnh yên xe: Đảm bảo yên xe được điều chỉnh sao cho thoải mái và không gây áp lực lên vùng xương chậu.

ba-bau-co-nen-di-xe-dap-khong-1
Đảm bảo yên xe được điều chỉnh

  • Điều chỉnh tay lái: Tạo ra một tư thế thoải mái cho cơ thể bằng cách điều chỉnh tay lái theo chiều cao và góc mong muốn.
  • Điều chỉnh cường độ và thời gian: Điều chỉnh cường độ và thời gian tập thể dục để phù hợp với cơ thể mang bầu. Tránh đạp xe quá mạnh hoặc quá lâu để tránh gây căng thẳng và mệt mỏi không cần thiết.
  • Điều chỉnh tốc độ: Đạp xe ở một tốc độ vừa phải và tránh đạp quá nhanh để tránh tác động mạnh lên cơ và khớp.
  • Chọn lộ trình an toàn: Chọn lộ trình đi xe đạp trên những con đường an toàn và ít giao thông. Tránh những địa hình khắc nghiệt và đường gập ghềnh.

ba-bau-co-nen-di-xe-dap-khong-2
Chọn lộ trình đi xe đạp trên những con đường an toàn

Đó là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bạn giải đáp thắc mắc về “Bà bầu có nên đi xe đạp không?”. Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích với bạn và giúp bạn có kế hoạch vận động, thể dục phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Siêu thị xe đạp chúng tôi.

Thông tin liên hệ
Showroom 1: 368 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0845.959.888
Showroom 2: 9 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0965.385.888
Showroom 3: 102 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0976.061.919
Email: info@sieuthixedap.vn